Móng bè là gì? Khi Nào Sử Dụng Móng Bè Trong Xây Dựng

Trong các loại móng nông thì móng bè là giải pháp kết cấu tối ưu cho các công trình được xây dựng trên nền đất yếu. Đặc biệt là các công trình có tầng hầm. Móng bè vừa được kết hợp làm móng vừa làm đáy cho tầng hầm.

Mục lục:

Móng bè là gì?

Ưu và nhược điểm của móng bè

Cấu tạo và kích thước của móng bè

Biện pháp thi công móng bè

1. Móng bè là gì?

Móng bè là móng bằng phẳng được thi công phủ trên toàn bộ diện tích xây dựng của công trình. Bởi đặc điểm này móng bè còn hay gọi là móng toàn diện.

Móng bè thường được sử dụng cho công trình có nền đất yếu. Ngoài ra còn được kết hợp làm đáy tầng hầm, đáy bể nước ngầm, hồ bơi.

2. Ưu điểm và nhược điểm của móng bè:

Ưu điểm:

Móng bè là sự lựa chọn tốt nhất cho những công trình có tầng hầm, các bể nước ngầm, hồ bơi. Khi này móng bè vừa đảm nhiệm làm móng công trình vừa làm đáy tầng hầm, đáy bể nước. Có thể nói đây là sự kết hợp 2 trong 1.

Móng bè thích hợp cho những công trình từ 1 – 5 tầng vì có chi phí thấp, thời gian thi công nhanh.

Móng bè còn được kết hợp với các giải pháp gia cố đất nền như ép cừ tràm, biệp pháp làm tăng sức chịu tải của đất nền để phục vụ thi công công trình cao tầng như chung cư, khách sạn.

Móng bè tiết kiệm chi phí khoảng 30 – 50% so với móng cọc ép và cọc khoan nhồi. Một số công trình thi công móng bè tiêu biểu như:

  • Chung cư ORIENTAL PLAZA, cao 24 tầng tại 685 Âu Cơ, phường Tân Thành, Quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Được xây dựng vào năm 2012.
  • Chung cư KINGWAY cao 22 tầng tại KDC Bắc Tân Kỳ Tân Quý, phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Được xây dựng vào năm 2018.
  • Chung cư lô M Bàu Cát cao 16 tầng tại Bàu Cát, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Được xây dựng vào năm 2005.

Theo kinh nghiệm nhiều năm thi công của chúng tôi tại thành phố Hồ Chí Minh có các quận sử dụng tốt móng bè như: Quận 3, Quận 5, Quận 6, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Phú Nhuận, Quận Gò Vấp.

Nhược điểm:

Không phải địa chất, địa hình nào ta cũng có thể áp dụng được cho móng bè. Móng bè thích hợp với khu vực có nền đất ổn định.

Khi nền đất bị mất ổn định bởi sự sụt lún nền, hay do địa chất bên dưới nền đất thay đổi thì sẽ gây ra lún không đều, lún lệch cho tòa nhà.

Chiều sâu đặt móng bè nông nên sẽ là hạn chế về độ ổn định do các tác động của sự thoát nước ngầm, động đất.

3. Phân loại và cấu tạo của móng bè:

Móng bè bao gồm 4 dạng cơ bản sau:

  • Móng bản phẳng
  • Móng bản có sườn trên: được sử dụng phổ biến trong các nhà phố.
  • Móng bản sườn dưới
  • Móng hộp: có độ cứng cao, chịu được áp lực và chịu uốn tốt. Tuy nhiên khó thi công, thường sử dụng trong thi công nhà cao tầng.

Cấu tạo của móng bè:

(Hình ảnh minh họa gồm các thông tin bên dưới)

  • Lớp bê tông lót dày 100mm.
  • Kích thước dầm móng điển hình: 300×800(mm).
  • Chiều cao bản móng điển hình: 250mm.
  • Thép dầm móng điển hình: thép dọc 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150, Φ10a200
  • Thép bản móng điển hình: 2 lớp thép Φ12a200.

4. Biện pháp thi công móng bè:

4.1 Công tác chuẩn bị trong thi công móng bè:

San lấp, dọn sạch mặt bằng: Công việc san lấp, dọn mặt bằng là công tác đầu tiên quan trọng, mặt bằng gọn gàng ngăn nắp sẽ là biện pháp tốt trong thi công. Tùy mặt bằng, quy mô mà bố trí công trường hợp lý sẽ góp phần rút ngắn thời gian, tiến độ thực hiện.

Chuẩn bị vật tư, nhân công, máy thi công: Vật tư cần chuẩn bị gồm: cát, đá, bê tông, sắt thép, ván khuôn và các vật tư phụ cần thiết.

4.2 Công tác đào đất trong thi công móng bè:

Khác với móng đơn và móng băng, hố đào của móng bè được đào gần như toàn bộ diện tích đất của căn nhà. Căn cứ bản vẽ để xác định cao độ và diện tích cần đào đất.

Kinh nghiệm cho thấy, trong quá trình đào đất, nên chuẩn bị các biện pháp bơm xả nước trong hố đào khi gặp mưa.­­­­­­­­

4.3 Gia công lắp dựng cốt thép:

Cốt thép phải được gia công và lắp dựng đúng bản vẽ, đúng tiêu chuẩn thi công nghiệm thu cốt thép. Nhà thầu nên lập ra bản vẽ gia công cốt thép còn gọi là bản vẽ “shop drawing” để việc gia công thép được nhanh và tiết kiệm.

Bề mặt cốt thép phải được làm sạch, không bám bẩn và dính bùn đất.

Tuân thủ đúng tiêu chuẩn cho phép về chiều dài và vị trí nối cắt thép.

4.4  Gia công lắp đặt cốt pha

Cốt pha còn nguyên vẹn, không bị mục nát cong vênh, bề mặt phải thẳng phẳng, không sử dụng đinh gia cố chắp ghép cốp pha.

Kiểm tra lần cuối về hình dáng, vị trí và cao độ cốp pha trước khi đổ bê tông.

Cốp pha đảm bảo vững chắc trong suốt quá trình đổ bê tông, tim móng và cột phải luôn được định vị khi đổ bê tông.

4.5 Công tác đổ bê tông móng

Công tác đổ bê tông bắt buộc phải đạt quy chuẩn quy phạm về xây dựng nhà ở, các tiêu chuẩn về chất lượng, đảm bảo khối bê tông được đổ đầy, vững chắc, không lẫn rác hay chất bẩn và trộn theo đúng quy cách.

Cát đá dùng để trộn bê tông phải được chọn lựa đúng kích cỡ hạt, vệ sinh sạch nhằm đảm bảo chất lượng bê tông tốt nhất. Bê tông đổ xong bề mặt nhẵn, không bị lổ rỗng bề mặt bê tông thành phẩm.

Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ để tránh hiện tượng co ngót bê tông làm xuất hiện vết nt trên bề mặt bê tông. Góp phần làm tăng chất lượng và tuổi thọ của bê tông móng.

(hình ảnh minh hoạ)


Đánh giá chất lượng dịch vụ, bạn nhé!
0
Chưa có đánh giá nào

Chọn đánh giá

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn

  1. Bởi hokimtro** |

    cái này thép dài đi trước, sao lại thép ngắn đi trước nhỉ, moment ngược mà

    Trả lời  
  2. Bởi hokimtro** |

    cái này thép dài đi trước, sao lại thép ngắn đi trước nhỉ, moment ngược mà

    Trả lời  
  3. Bởi hokimtro** |

    cái này thép dài đi trước, sao lại thép ngắn đi trước nhỉ, moment ngược mà

    Trả lời